SCAN, PRINT, PHOTOCOPY COLOR

Tạp Chí Duy Tâm - Xuất Bản Tại Sài Gòn 1936-1940

[​IMG]
DVD eBook Tạp Chí Duy Tâm Phật Học
NXB Sen Vàng, In tại Sài Gòn từ 1934-1940, Mỗi số có 50-70 trang A4
33 Quyển | 400 MB
--------------​
Ngày 5/7/1935, Toàn quyền Đông Dương R.Robin ký nghị định số N604-S cho phép hội Lưỡng Xuyên Phật học (LXPH) xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học (DTPH) mỗi tháng ra 4 kỳ, nhưng do những thành viên trong Hội bận nhiều công việc ban đầu cùng với việc mở Phật học đường…, thành thử phải tạm xuất bản mỗi tháng một kỳ. Chủ nhiệm tạp chí là Hòa thượng Huệ Quang (Nguyễn Văn Ân), bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe làm quản lý; tòa soạn đặt tại chùa Long Phước, ấp Thanh lệ, làng Long Đức, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh, in tại nhà in Uynion, sau là Hồng Phát. Ban đầu mỗi kỳ in 3.000 số, tới 1/11/1936 xuống 2.500 số, tới năm 1939 còn 2.000 số. DTPH phát hành quá rộng rãi với đại lý ở 19 tỉnh trong nước, 2 ở Campuchia và 1 ở Lào.
Số đầu tiên ra ngày 1/10/1935 dày 53 trang, có 10 mục: 1. Biện minh: 2. Diễn đàn; 3. Chư kinh luận diễn nghĩa; 4. Khai thị pháp môn; 5. Phật học nghiên cứu; 6. Phật học thông tin; 7. Đáp ký; 8. Bài kệ; 9. Phật hóa hữu duyên; 10. Từ khảo. Từ số 4 ra 1/1/1936, DTPH có 11 mục: 1. Thông luận; 2. Diễn đàn; 3. Chư kinh luật giải nghĩa; 4. Khai thị pháp môn; 5. Phật học nghiên cứu; 6. Phật giáo thông tin; 7. Đáp ký; 8. Bài kệ; 9. Sự tích; 10. Pháp uyển; 11. Từ khảo. Trong mục Biện minh số đầu tiến, DTPH nói rõ chí hướng của mình như sau: “Tóm lại “Duy Tâm” ra đời là quyết xương minh Phật học, củ chính những chổ sai lầm, để mưu hạnh phúc cho nhân loại quần sinh, sửa đổi cõi đời dơ đục trở nên thanh tịnh, ngõ hầu chúng sinh khổ thống được hoàn toàn giải thoát; chừng ấy cõi Diêm Phù trở thành Tịnh độ. Dầu rằng cái kết quả có chầy chóng thế nào, “Duy Tâm” cũng xin nói lớn lên rằng “Chúng sinh vị tận, ngã vị thành Phật “ Ấy là cái bổn nguyện của “Duy Tâm” ra đời là quyết đeo đuổi và kỳ cho đạt được mục đích mới thôi”.

Nội dung của DTPH khá phong phú.
Về văn học: Từ số 1 đến số 12, trong mục Phật hóa hữu duyên trong các truyện Độ người bỏn sẻn của Tâm Bồ Đề, Sự tích Ma ni bửu châu của Phong Niên Ngọc, các số 11, 14, 17 đăng truyện dịch: Giả trang thiền tướng. Từ số 13 trở đi đăng bút ký Thái Không du lãm ký của sư Thái Không. Mục Pháp uyển của tạp chí đăng nhiều bài thơ trong thiền. Về Phật học: Ngoài hai mục Thông luận, Diễn đàn thường xuyên đăng các bài giảng về Phật pháp như: Linh hồn hay là Thức cái biết…, Cái hồn, Vũ trụ nhân sinh; Phật pháp là Phật pháp không phải là tôn giáo, không phải là triết học … của quý Hòa thượng Lê Khánh Hòa, Võ Khánh Anh, Huệ Quang… Duy Tâm còn có bài Trúc Lâm Thích Mật Thể (Si biệt trong cõi vô si biệt, Tu học Phật pháp đối với người đời là một điều cần thiết, Hộ pháp), Tỳ kheo Thích Trí Thủ (Tại gia và xuất gia) ở Hội An Nam Phật học – Huế, được cử vào giảng dạy tại Thích học đường của LXPH.
Ngay từ số đầu tiên, mục chư kinh giảng nghĩa của tạp chí đã khởi dịch kinh Ưu bà tắc giới, Quán vô lượng thọ Phật kinh do cư sĩ Trần Huỳnh, pháp danh Huệ Giải thực hiện; từ số 13 đến số 25 đăng Diệu pháp liên hoa kinh do Tâm Điền dịch. Duy Tâm cũng tham gia vào cuộc tranh luận Có hay không có Thượng đế tạo vật. mở đầu là bài Phật giáo với thuyết Vũ trụ quan của cư sĩ An Giang đăng trên Duy Tâm số 5 ra tháng 2/1936, nhắc lại ý kiến của Phật tổ rằng đạo Phật không đặt vấn đề ai sáng tạo vũ trụ. Vũ trụ là không có khởi đầu, không có kết thúc (vô thủy vô chung), vận động theo luật Nhân quả vô cùng tận. Tiếp theo đó những số 6, 7, 8 (tháng 3, 4, 5 năm 1936) đăng bài thuyết pháp bàn về quan niệm vũ trụ và nhân sinh của Phật giáo của Hòa thượng Khánh Hòa tại Hội quán LXPH nhân kỳ Đại hội đầu năm. Số 24 (1/9/1937) có bài Thuyết sinh tử của Trường Tố, cắt nghĩa nguồn gốc vũ trụ không phải bằng thượng đế, mà bằng “Tứ đại” (đất, nước, gió, lửa) - cái thuyết phổ biến của triết học nguyên thủy Ấn Độ.
Một số cây bút nữ xuất hiện trên tờ Duy Tâm như Sa di ni Lê Thị Trâm (Sự tích cô Huệ Tâm vào Nam); Thích Nữ Diệu Hữu (Cái khổ của con người); Nguyễn Thị Ngọc (Cảm tưởng đối với Phật, Pháp, Tăng và tại gia tín ngưỡng); Thích Nữ Diệu Tánh (Phật pháp ngày nay phải có sự cải cách triệt để); đặc biệt là Thích Nữ Diệu Hường với loạt bài trình bày Ý kiến cửa nữ lưu trên 3 số liền. Trong bài phát biểu tại lễ khai giảng Thích học đường của LXPH, đăng ở số 1 ra ngày 1/10/1935, sư cô Thích Nữ Diệu Hường trình bày nguyện vọng mong sớm có trường Thích nữ học đường cho giới nữ lưu: “Việc khai trường hôm nay mới là Thích học đường cho nam giới. Còn bên nữ giới chúng tôi cũng ước mong sao quý vị để lòng quan niệm mà chiếu cố đến thì chúng tôi đặng mãn vọng”. Hội trả lời như sau: “Vì lúc đầu tiên sơ bộ của Hội, công việc thì phiền phức, mà tài chính lại hiếm hoi, thành thử Thích nữ học đường phải tạm đình dài trong một khoảng thời gian nhất định. Vấn đề cần kíp hệ trọng này, đặng thành tựu viên mãn, hãy nhờ nơi quý ngài tâm đạo, giàu lòng từ bi bác ái ngoại hộ Phật pháp quan niệm đến”. Duy tâm đăng nhiều bài kêu gọi chấn hưng Phật giáo như: Luận về Chấn hưng Phật giáo của Thích Tử Thiện Quả ở Takeo (số 5, 6 năm 1936); Chấn hưng và tương lai Phật giáo của Lê Văn Xuân; Ý nghĩa Chấn hưng Phật giáo (Thành Tâm), Phật giáo vì sao phải chấn hưng của Bác sĩ Nguyễn Văn Khỏe - Phó Hội trưởng LXPH ngày 9/4/1938. http://baochi123.info/tags/tap-chi-phat-giao/
01    Duy Tâm Phật Học 1936-07.pdf    9.72 MB
02    Duy Tâm Phật Học 1936-08.pdf    9.54 MB
03    Duy Tâm Phật Học 1936-09.pdf    9.47 MB
04    Duy Tâm Phật Học 1936-10.pdf    11.20 MB
05    Duy Tâm Phật Học 1936-11.pdf    11.70 MB
06    Duy Tâm Phật Học 1936-12.pdf    11.04 MB
07    Duy Tâm Phật Học 1936-13.pdf    9.75 MB
08    Duy Tâm Phật Học 1936-14.pdf    9.41 MB
09    Duy Tâm Phật Học 1936-15.pdf    9.47 MB
10    Duy Tâm Phật Học 1937-16.pdf    9.87 MB
11    Duy Tâm Phật Học 1937-17.pdf    9.80 MB
12    Duy Tâm Phật Học 1937-18.pdf    9.19 MB
13    Duy Tâm Phật Học 1937-19.pdf    9.28 MB
14    Duy Tâm Phật Học 1937-20.pdf    10.58 MB
15    Duy Tâm Phật Học 1937-21.pdf    2.32 MB
16    Duy Tâm Phật Học 1937-22.pdf    8.88 MB
17    Duy Tâm Phật Học 1937-23.pdf    12.50 MB
18    Duy Tâm Phật Học 1937-24.pdf    17.81 MB
19    Duy Tâm Phật Học 1937-25.pdf    8.34 MB
20    Duy Tâm Phật Học 1937-26.pdf    8.15 MB
21    Duy Tâm Phật Học 1937-27.pdf    8.71 MB
22    Duy Tâm Phật Học 1938-28.pdf    6.98 MB
23    Duy Tâm Phật Học 1938-29.pdf    12.94 MB
24    Duy Tâm Phật Học 1938-30.pdf    7.65 MB
25    Duy Tâm Phật Học 1938-31.pdf    10.80 MB
26    Duy Tâm Phật Học 1938-32.pdf    11.45 MB
27    Duy Tâm Phật Học 1938-33.pdf    9.95 MB
28    Duy Tâm Phật Học 1938-34.pdf    7.24 MB
29    Duy Tâm Phật Học 1939-35.pdf    8.78 MB
30    Duy Tâm Phật Học 1939-36.pdf    7.78 MB
31    Duy Tâm Phật Học 1939-37.pdf    11.82 MB
32    Duy Tâm Phật Học 1939-38.pdf    7.75 MB
33    Duy Tâm Phật Học 1939-39.pdf    7.56 MB
Link Download
https://drive.google.com/drive/folders/1mVC85o8Slbjld-ZRhAn_AY9WdYP3NGgy

No comments:

Post a Comment